TẤM LỢP SINH THÁI ONDULINE VÀ HƯỚNG DẪN THI CÔNG

Tấm lợp sinh thái là một loại tấm lợp được làm từ nhựa tổng hợp từ sợi  Pitum và nhựa  đường  trong mình những ưu điểm nổi bật với khả năng chống rỉ sét, chống ồn, chống nóng và còn có tính thẩm mỹ cao.

Nhưng để cho tấm lợp sinh thái phát huy tối đa tác dụng của nó và đúng với những gì mà loại mái lợp này mang đến thì cần phải có quy trình lắp đặt đúng tiêu chuẩn và theo từng công đoạn.

 1. Cách lợp mái đúng tiêu chuẩn.

Bước lợp mái này sẽ được tiến hành theo thứ tự ngược chiều gió. Do bước này cần đi lại khá là nhiều nên bạn cần cẩn thận hơn trong di chuyển để đảm bảo an toàn.

Có một điểm bạn cần chú ý khi lợp mái đó là tránh để các cạnh của tấm lợp bị trùng nhau, nếu nó trùng nhau thì mái sẽ không khíp và mùa mưa rất dễ bị thấm, bị ướt.

2. Cách đóng đinh khi thi công tôn sinh thái onduline

Rất nhiều người cho rằng bước này đơn giản và thường bỏ qua nhưng thực chất nó lại rất quan trọng và cũng cần phải có những kỹ thuật riêng thì việc lắp đặt mới hiệu quả.

Do đây là tấm lợp sinh thái Onduline nên bạn chỉ được phép sử dụng đinh vít Onduline có mũ bảo vệ bán kèm theo, khi lắp nó sẽ vừa vặn và chắc chắn hơn. Và đừng quên kiểm tra lại chồng mí dọc và mí ngang xem đúng chưa, sau đó dùng một đoạn dây hay thước đo để đóng đinh cho chính xác.

3. Chi tiết phần mái vương ra ngoài .

Đối với mái nhô bạn chỉ cần lưu ý một điểm nhỏ đó là khoảng cách mái. Khoảng cách tối đa của phần mái nhô ra là 7 cm, được tính từ mép ngoài ván diềm đầu.

Liên hệ:  Mr. Toàn : 0901436849

  1. Phần lót đệm tại phần mái nhô ra.

Phần lót đệm này có vai tro nâng đỡ phần mái nhô, đảm bảo được độ chắc chắn hơn.Nên sử dụng trong trường hợp phủ chồng, cải tạo mái cũ và trong kết cấu mái sử dụng Onduline. Miếng đệm lót tại phần mái nhô ra cũng có thể giúp giảm khoảng cách phần mái nhô ra.

  1. Lắp đặt phần chóp mái .

Phần chop mái là phần mái nằm trên đỉnh mái, được thiết kế để cho mái lợp thêm đẹp và sang trọng hơn. Khi lắp đặt phần chóp mái bạn nên dùng một tấm ván ở đỉnh mái và hai đòn tay. Neo tấm nóc bằng đinh Onduline vào đòn tay thứ hai. Chú ý, đòn tay thứ hai thường cách chóp nóc một khoảng = 20cm.

Bắt đầu lắp đặt tấm ốp nóc theo chiều ngược chiều gió hay thổi vào công trình với một quy cách chồng mí là 12,5 cm. Sau đó sử dụng một sợi dây để giúp cho việc đóng đinh được thẳng hàng và neo đinh trên tất cả các sóng của tấm lợp, phần cạnh giáp với tấm nóc.

Tấm lợp sinh thái onduline tphcm chất lượng, đúng tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp đặt và thi công phần chóp mái chuẩn nhất.

  1. Ốp phần rìa mái

Bước này rất đơn giản bạn chỉ cần dùng vật liệu ốp rìa mái phủ lên ván diềm rìa mái và phần mái Onduline. Tiếp theo là neo đinh, có thể dùng tấm ốp nóc để ốp rìa mái.

Ở phần rìa mái, bạn có thể lợp chừa nửa sóng phần mái. Bẻ gập phần rìa mái chìa ra và neo đinh vào ván diềm rìa mái.

  1. Lắp đặt máng xối .

Lắp đăt máng hứng để giúp cho nước mưa khi rơi trên mái sẽ có chỗ chứa. Việc lắp đặt anyf có thể có hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng. Để có được máng hứng như ý, bạn có thể dùng tấm ốp nóc làm máng hứng hoặc dùng vật liệu kim loại có chiều sâu.

Trên là tất cả các kỹ thuật cơ bản lắp đặt tấm lợp sinh thái Onduline theo độ dốc mái. Nắm chặt được các bước trên bạn sẽ tự tin hơn trong quá trình thi công cũng như là cho ra được một mái lợp như ý.

 

 

NHÀ MẪU

nhà mẫu

phụ kiện:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên Hệ
icons8-exercise-96 chat-active-icon